AI khiến “tầng lớp vô dụng” trỗi dậy: Nên trợ cấp cho người mất việc? Hay cải cách giáo dục?

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, những người thất nghiệp sẽ tạo ra một “tầng lớp vô dụng” cần được chuyển hướng công việc. Ngược lại là “tầng lớp lao động”, những người được giao nhiệm vụ vận hành máy móc.

Giớithiệu

Yuval Noah Harari lập luận rằng khi trí tuệ nhân tạo khiến nhiều người mất việc, để giải quyết vấn đề với một bộ phận cộng đồng có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề xã hội, chúng ta phải tạo ra các hệ thống kinh tế, xã hội và giáo dục mới.

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (sau đây gọi tắt là “AI”) và việc sử dụng các thuật toán, điều không thể tránh khỏi là các thiết bị máy tính sẽ được phát minh để thực hiện các chức năng làm việc dưới dạng các quy trình dựa trên phần cứng hoặc phần mềm, do đó sẽ tạo ra lượng lớn dân số mất việc làm. Tự động hóa chắc chắn sẽ thay thế nhiều công việc, gây ra sự trỗi dậy của một ” tầng lớp vô dụng ” mới, như Harari gọi, làm thay đổi cấu trúc xã hội hiện tại.

AI khiến "tầng lớp vô dụng" trỗi dậy: Nên trợ cấp cho người mất việc? Hay cải cách giáo dục?- Ảnh 1.
Ai sẽ nằm trong “tầng lớp vô dụng”?

Tầng lớp vô dụng, hay “Homo Inutilis”, sẽ bao gồm những người thực hiện những công việc có thể dễ dàng được tự động hóa.

Trong xã hội, chúng ta sẽ thấy sự phân cực giữa hai giai cấp: i) một giai cấp sẽ vẫn là lực lượng lao động duy nhất trong xã hội, những người sẽ đảm nhiệm chức năng điều khiển hoạt động của máy móc và tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới, và ii) một giai cấp vô dụng, bị mất việc làm sẽ không có bất kỳ nguồn thu nhập nào.

Trong kịch bản này, quân nhân, thợ may, công nhân nhà máy có thể sẽ được thay thế bằng máy móc; thậm chí một bộ phận bác sĩ sẽ không còn cần thiết trong việc thực hiện các ca phẫu thuật hoặc đưa ra chẩn đoán vì máy móc có thể sẽ thay thế họ. Thậm chí, robot sẽ có thể tìm ra những lý lẽ tốt nhất để thắng kiện, thay cho các luật sư.

Trái lại, những công việc liên quan đến đổi mới, nghiên cứu và sáng tạo được cho là vẫn được giao phó cho con người. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta sẽ phải đối mặt với một bộ phận trong xã hội sẽ trở thành người thất nghiệp.

Những thách thức với tầng lớp vô dụng

Rõ ràng, tầng lớp vô dụng là mối đe dọa cho hòa bình của cộng đồng vì hai lý do chính: i) họ sẽ cần một nguồn thu nhập để tồn tại, và ii) họ sẽ cần một mục đích mới trong cuộc sống.

Việc tạo ra hai giai cấp sẽ làm tăng thêm sự bất bình đẳng và điều này có thể làm nảy sinh bất mãn và mất trật tự trong cộng đồng. Hơn nữa, ngay cả với nguồn thu nhập được đảm bảo do chính phủ cung cấp cho người thất nghiệp, tâm lý con người của tầng lớp này cần phải được quan tâm.

Con người có thể sống hạnh phúc mà không có mục đích trong cuộc sống không? Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với sự nhàm chán khi ở trong tầng lớp vô dụng?

Theo Harari, “… không ai biết mọi người sẽ cần loại công việc hoặc kỹ năng nào sau 30 năm nữa. Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không biết phải dạy gì cho con mình ở trường ngày nay (trích một Bài phát biểu của Harari, 2020). Ông tiếp tục tuyên bố rằng ngay cả khi cuộc cách mạng AI tạo ra cơ hội việc làm mới, những cơ hội đó sẽ dành cho những lao động có tay nghề cao. Hầu hết số người thất nghiệp tay nghề thấp không thể thực hiện quá trình chuyển đổi để có việc làm trở lại.

Vậy, phải làm gì với giai cấp vô dụng mới thành lập, và phải làm gì với mô hình kinh tế xã hội mới do cuộc cách mạng AI tạo ra?

Chương trình “Thu nhập cơ bản phổ quát”

Một giải pháp cho việc mất nguồn thu là kêu gọi các chính phủ thực hiện các chương trình Thu nhập cơ bản phổ quát. Chắc chắn cần phải cải cách chính sách xã hội để đối phó với cơ cấu xã hội đang thay đổi và tránh tình trạng bất bình đẳng quá mức.

Các chương trình Thu nhập cơ bản phổ quát sẽ cho phép chính phủ đánh thuế các tập đoàn lớn và người giàu, sau đó sử dụng số tiền thu được cho xã hội. Mỗi công dân trong xã hội sẽ nhận được một khoản rợ cấp nhất định trong năm để duy trì cuộc sống của mình. Những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng đó là cách tốt nhất để chống lại nghèo đói và bất bình đẳng (Samuel, 2020).

Paul Mason, một nhà bình luận người Anh, đề xuất sự chuyển đổi xã hội sang một hình thức chủ nghĩa xã hội mới (Chủ nghĩa hậu tư bản, 2015). Mason tin rằng trước những vấn đề của thời đại kỹ thuật số, thực tế là chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục mãi mãi: Nhà nước phải làm nhiều hơn để chế ngự các tập đoàn tư nhân, và các cá nhân phải làm nhiều hơn để vượt qua nó.

Một số quốc gia, chẳng hạn như Phần Lan từ năm 2017 đến năm 2018, đã bắt đầu thử nghiệm ý tưởng này; và cho đến nay, bằng chứng cho thấy rằng các chương trình đã giúp tăng cường hạnh phúc, sức khỏe, đi học, niềm tin vào các tổ chức xã hội và giảm tội phạm (Samuel, 2020).

Cách mạng xã hội

Tuy nhiên, việc mất nguồn doanh thu đối với tầng lớp thất nghiệp không phải là vấn đề duy nhất mà cuộc cách mạng AI sẽ mang lại.

Chúng ta cũng sẽ cần phải giải quyết sự nhàm chán của tầng lớp vô dụng, bao gồm cả những hệ lụy về sức khỏe tâm thần.Các hệ thống kinh tế xã hội mới cần được tạo ra;chúng ta cần chuyển hướng hoặc xây dựng lại hoàn toàn các hệ thống kinh tế, xã hội và giáo dục mới để giải quyết vấn đề.

Một cuộc cải cách toàn diện hệ thống giáo dục có vẻ là điều hiển nhiên cần làm, mặc dù chưa rõ ràng về những gì nên được dạy. Theo Murky Waters, sẽ không cần phải dạy thêm bất kỳ dữ liệu nào cho con cái chúng ta mà chúng ta sẽ cần tập trung vào việc giải phóng khả năng sáng tạo của chúng.

Kết luận

Với sự trỗi dậy của cuộc cách mạng AI và những thách thức sắp xảy ra mà tầng lớp vô dụng sẽ phải trải qua, sẽ cần phải có những nguyên tắc đạo đức, luật pháp mới, cải cách thị trường xã hội và lao động (Van Duüren, 2020).

Vì giai cấp vô dụng sẽ hầu như không có quyền lực chính trị, cũng như vô dụng về kinh tế và quân sự, nên các giá trị trong xã hội có nên được điều chỉnh lại không?

Liệu tính cách và sự sáng tạo có thể trở nên quan trọng hơn kiến thức đối với sự thành công của một người? Một điều có vẻ rõ ràng là chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho quá trình chuyển đổi này, giúp đỡ lẫn nhau và cởi mở trước những thay đổi xã hội trong tương lai.

Tác giả Sofia Ghezzi – Nhà nghiên cứu về Bền vững & Môi trường có bằng thạc sĩ ngành Luật. Bài viết đăng trên website của Institute for Internet and the Just Society (Viện nghiên cứu về Internet và Xã hội công bằng).

Nguồn: Genk.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0983242878